Tất nhiên, luôn có điều gì đó để chúng ta có thể học hỏi từ mọi sai lầm trong Marketing. Dưới đây là 10 thảm họa Marketing tồi tệ nhất mọi thời đại cùng với những điều mà chúng ta có thể học hỏi từ chúng.
Xem thêm: Các xu hướng và kênh truyền thông mới nổi bạn nên biết
1. Enron
Chúng ta không thể không nhắc đến vụ bê bối thay đổi quy định, khiến ngành hàng thay đổi, có tầm ảnh hưởng sâu rộng của Enron. Thảm họa này đã vượt ra khỏi phạm vi của Marketing. Sự cường điệu hóa và thiếu minh bạch đã thổi phồng giá trị (và ngụy tạo các hoạt động kinh doanh mờ ám, bất hợp pháp) của một trong những tập đoàn tội phạm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Các giám đốc điều hành và nhà lãnh đạo khác nhau của công ty được giao nhiệm vụ cải thiện hình ảnh trước công chúng và giữ cho hồ sơ của công ty trong sạch đối với các nhà đầu tư.
Vụ bê bối này còn lan rộng đến mức khiến hơn 10.000 người Mỹ đang làm việc bị mất lương hưu. Đồng thời, nó còn khiến một trong những công ty tư vấn và kế toán lớn nhất nước này bị sụp đổ như một thiệt hại ngoài dự kiến. Nhiều cuốn sách đã được viết về gã khổng lồ một thời này và sự sụp đổ của nó. Đó là một case study tuyệt vời để tìm hiểu về khủng hoảng từ đầu đến cuối.
Tóm lại: Các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Nhiều giám đốc điều hành hàng đầu của Enron thậm chí đã được thanh toán hết trị giá cổ phiếu mà họ có (hoặc bán cho người trong nội bộ trước khi công ty sụp đổ). Nhờ thế, họ không bao giờ bị buộc tội hình sự, trong khi đội ngũ trung thành của họ thì mất tất cả.
Hơn nữa, việc phát minh ra các phương pháp kế toán mới để giành được sự ủng hộ của các nhà đầu tư và giữ cho khoản lỗ của bạn không có trong sổ sách là điều không nên.
2. Những bức thư tình của Fiat gửi cho người dùng nữ
Gửi thư tình cho người tiêu dùng? Điều này có hơi kỳ quái.
Gửi riêng cho phụ nữ, một cách ẩn danh, để ám chỉ có ai đó đang theo dõi họ? Một ý tưởng rất kinh khủng.
Một chiến dịch Marketing của hãng xe Ý Fiat đã bảo trợ cho 50,000 lá thư được gửi đến nhà của những người phụ nữ trên khắp Tây Ban Nha. Những bức thư tình gửi nặc danh cho nhiều người phụ nữ đã gây náo động tại Tây Ban Nha.
Tóm lại: Hãy biết rằng khách hàng của bạn (hoặc những khách hàng tiềm năng) sẽ không đánh giá cao những hành động mà họ không hề mong muốn.
Điều này lẽ ra không cần phải nói. Đừng gửi thư trực tiếp cho khách hàng của bạn và nói rằng bạn biết họ sống ở đâu cũng như ngụ ý rằng bạn đang theo dõi họ.
3. Giám đốc điều hành BP “Muốn cuộc sống của mình trở lại” sau khi vụ nổ giết chết các nhân viên
BP (British Petroleum Company) là một công ty dầu khí đa quốc gia có trụ sở tại London và là công ty năng lượng lớn thứ ba thế giới. Sau khi 11 người thiệt mạng trong một vụ nổ giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico, gây ra thảm kịch tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Giám đốc điều hành BP Tony Hayward đã cho biết ông “muốn cuộc sống bình thường của mình trở lại.”
Khi các gia đình thương tiếc những người thân yêu của họ, các nhân viên và tình nguyện viên của BP đã phải vật lộn để quản lý cuộc khủng hoảng. Hayward cũng chỉ coi đây là một ‘sự cố tràn dầu có mức độ’.
Sai lầm tiếp nối sai lầm, Hayward dường như đã không thể hiện sự nuối tiếc cho những người đã khuất đủ lâu để truyền đạt sự đồng cảm cho những gì đã xảy ra. Không cần phải nói, việc này đã gây ra làn sóng phẫn nộ gần như mỗi ngày vào thời điểm đó.
Tóm lại: Mẹo khủng hoảng truyền thông 101 chính là, sự việc những người đã khuất phải thay thế cho bất kỳ thông điệp chính được tuyên bố công khai. Cá nhân bạn cảm thấy như thế nào với tư cách là một CEO trong tình huống như thế này nói chung không quan trọng. Hãy bày tỏ sự đồng cảm và quan tâm đến gia đình, và đừng bao giờ đặt trạng thái cảm xúc của chính mình vào trong tình huống khủng hoảng..
4. Kenneth Cole Tweet về tình hình bất ổn dân sự Ai Cập
Đôi khi, những dòng tweet trực tiếp từ CEO đã thêm tính nhân văn, sự hứng thú vào Marketing và đưa ra cái nhìn về những điều không phải ai cũng biết đến.
Kenneth Cole, thương hiệu thời trang nổi tiếng của Mỹ, đã cố gắng tận dụng tình trạng bất ổn dân sự bằng cách sử dụng một cuộc khủng hoảng để quảng cáo bộ sưu tập mùa xuân của thương hiệu mình. Sử dụng sự phản đối và phẫn nộ của con người để bán sản phẩm là điều gây khó chịu và chắc chắn sẽ kích động sự tức giận của người tiêu dùng, giới truyền thông và khách hàng tiềm năng.
Tóm lại: Đừng sử dụng tình trạng bất ổn chính trị và bất công xã hội như một cơ hội để quảng bá sản phẩm (một ví dụ khác như Kendall Jenner trong chiến dịch Pepsi 2017 của cô ấy).
Xem thêm: Làm thế nào để các thương hiệu sử dụng Twitter một cách hiệu quả?
5. Justine Sacco và dòng Tweet đáng hổ thẹn của cô ấy
Một bài học đáng để cảnh giác trong giao tiếp cho bất kỳ ai Tweet trong thời đại Internet, và có thể trở thành nạn nhân đầu tiên (tạm thời) của văn hóa tẩy chay.
Mặc dù đang làm việc trong ngành PR với vai trò cao nhất của cô ấy cho đến nay, Justine Sacco đã đăng tải một Tweet đầy tai tiếng, “Hy vọng tôi không bị AIDS. Tôi đùa chút thôi! Tôi là người da trắng mà.” Sacco đã đăng tải Tweet này vào khoảnh khắc trước khi lên máy bay trong kỳ nghỉ cùng gia đình. Cô ấy hạ cánh vài giờ sau đó và nhận thấy Internet đang bùng nổ trong sự kinh tởm dành cho cô.
Tóm lại: Hãy cân nhắc trước khi đăng bất kỳ dòng Tweet nào! Internet chỉ tạo sự chú ý trong thời gian ngắn nhưng những hậu quả nó mang lại cho công chúng lại kéo dài. Sacco không phải là người đầu tiên hay cuối cùng có những dòng tweet cũ liên tục gây ám ảnh cho người dùng mạng.
Nguồn: Search Engine Journal
Xem thêm: 10 Thảm họa Marketing tồi tệ nhất mọi thời đại (Phần 2)