Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng 10 thảm họa Marketing hàng đầu này khiến ta cảm thấy khó chịu nhất. Hãy xem cách các thương hiệu hàng đầu mắc phải lỗi lầm này như thế nào – và cách để tránh được số phận tương tự.
Tất nhiên, luôn có điều gì đó để chúng ta có thể học hỏi từ mọi sai lầm trong Marketing. Dưới đây là 10 thảm họa Marketing tồi tệ nhất mọi thời đại cùng với những điều mà chúng ta có thể học hỏi từ chúng.
Xem thêm: 10 Thảm họa Marketing tồi tệ nhất mọi thời đại (Phần 1)
6. Sự việc Apple bắt buộc người dùng tải Album U2
Bạn đã có một chiếc iPhone vào năm 2014 chưa? Nếu có, điều này có thể sẽ gợi nhớ bạn về khoảng thời gian đó đấy.
Vào một buổi sáng, tất cả chúng ta thức dậy với album U2 mới trên tài khoản iTunes của mình mặc dù chưa bao giờ bày tỏ sự quan tâm hoặc tự nguyện tải xuống. Điều này khiến cho người dùng cảm thấy bị xâm lấn và khó chịu (và thật đáng xấu hổ khi Apple nghĩ rằng tất cả chúng ta đều thích U2). Sau đó, Apple cuối cùng đã thiết lập một trang web riêng để có thể xóa U2 khỏi các thiết bị đã tải nó xuống, nhưng vẫn mang lại nhiều thiệt hại cho Apple.
Tóm lại: Đừng bao giờ tự động tải xuống cho khách hàng của bạn sản phẩm mà họ không đăng ký. Điều này thường vi phạm các điều khoản dịch vụ trên hầu hết các nền tảng.
500 triệu bản album được xuất bản trên các thiết bị. Apple đã đánh mất rất nhiều sự tín nhiệm và gây ra sự thất vọng cho những khách hàng trung thành.
7. Những Tweet không biết đúng sai về bạo lực gia đình của DiGiorno
Twitter có thể là một công cụ tuyệt vời để xây dựng cộng đồng và trò chuyện về các vấn đề quan trọng. Nó cũng có thể để lại cho các thương hiệu cảm giác của hội chứng ‘sợ bỏ lỡ cơ hội’ (Fear of missing out – FOMO) và sự khẩn trương có chủ đích tốt để tham gia vào các xu hướng mới.
#WhyIStayed là một phong trào trên Twitter dành cho các nạn nhân của bạo lực gia đình, nhằm nâng cao nhận thức về các yếu tố khiến họ có mối quan hệ lạm dụng và nguy hiểm. Hashtag này trở thành xu hướng sau cuộc tấn công tàn bạo của Ray Rice đối với vị hôn thê khi đó của anh ta, và để chia sẻ hy vọng cho những người khác đang trải qua hoàn cảnh tương tự.
Vì vậy khi DiGiorno, thương hiệu pizza đông lạnh hàng đầu tại Mỹ, đã tweet rằng: “#WhyIStayed Bạn đã có một chiếc bánh pizza này” không mang lại hiệu quả tích cực.
Tóm lại: Luôn nghiên cứu các hashtag # trước khi bạn cố gắng hòa nhập vào một xu hướng. Và nếu bạn đã thấy mình sai, hãy cố gắng và nhanh chóng sửa chữa lại cho nó đúng.
8. Chiến dịch “Up For Whatever” của Bud Light
Gã khổng lồ của ngành bia đã chạy chiến dịch thứ hai “Up For Whatever” với (những gì được cho là) các cụm từ tích cực lạc quan. Tuy nhiên, một cụm từ trong đó đã gây ra sự chú ý sai lầm:
“Đây là loại bia hoàn hảo để loại bỏ từ ‘không’, ra khỏi vốn từ vựng của bạn vào buổi đêm.”
Bị cáo buộc quảng bá văn hóa cưỡng hiếp và phớt lờ các vấn đề rõ ràng về sự đồng ý, Bud Light buộc phải ngừng sản xuất những câu như thế trên các chai bia thuộc chiến dịch này.
Tóm lại: Hãy đánh giá thông điệp của chiến dịch dưới góc độ văn hóa của môi trường hiện tại.
Các thông điệp bên ngoài không do đội ngũ của bạn tạo ra cũng nên được xem xét. Điều này không cần phải nói, nhưng nếu như khẩu hiệu của chiến dịch có thể được hiểu như ủng hộ hành động cưỡng hiếp thì hãy nhanh chóng chọn một khẩu hiệu khác.
9. WOW Air bỏ rơi hành khách
Khi WOW Air (một Hãng hàng không Iceland trước đây hoạt động tại Reykjavik) tuyên bố phá sản, khách hàng và nhân viên đã bị đối xử một cách thờ ơ.
Trên thực tế, 10.000 người trong số họ đã ngồi trong các nhà ga trên toàn thế giới để chờ các chuyến bay sẽ không bao giờ cất cánh. Ngoài ra, chỉ vài phút trước khi ngừng hoạt động, hãng hàng không vẫn bán vé cho các chuyến bay dự kiến trong tương lai.
Các nhân viên cửa khẩu, hành khách, đội vận hành và phi hành đoàn đều đồng thời nhận được thông báo rằng việc mua lại hãng hàng không theo kế hoạch đã không còn diễn ra nữa. Việc ngừng hoạt động hãng hàng không WOW Air có hiệu lực ngay lập tức.
Tóm lại: Hãy làm đúng nghĩa vụ đối với khách hàng và đội ngũ nhân viên của bạn.
WOW Air đã biết rằng tiền sẽ không tự dưng mà có được để giúp họ giải quyết vụ việc này. Thay vì thông báo cho đội ngũ và khách hàng đã quá cảnh của họ, WOW Air lại giữ im lặng cho đến khi công ty sụp đổ.
Tuy nhiên, những đối thủ cạnh tranh của WOW Air đã sử dụng sự việc này như một cơ hội xây dựng mối quan hệ. Cụ thể, họ cung cấp giá vé khứ hồi miễn phí hoặc được chiết khấu cao và xây dựng thiện chí từ khách hàng trong quá trình này.
10. Adidas và cuộc thi Marathon Boston
Một dòng tiêu đề email đã bị lỗi sau khi cuộc thi Marathon Boston 2017 đã khiến Adidas gặp rắc rối nghiêm trọng.
Với bi kịch diễn ra vào năm 2013, cuộc thi Marathon Boston năm này đã trở thành một vụ đánh bom dẫn đến nhiều thiệt hại và mất mát. Vào năm 2017, một trường hợp sơ suất trên Email của nhà tài trợ Adidas đã diễn ra khi họ gửi lời chúc mừng đến nhiều vận động viên về “sự sống sót” của họ (khiến nhiều người nhớ lại bi kịch năm 2013).
Email chỉ là tình cờ? Tất nhiên.
Nhà tài trợ có bị sốc, khủng hoảng và đau đớn cho những người mất bạn bè và gia đình trong sự kiện những năm trước? Chắc chắn rồi.
Tóm lại: Sau một sự kiện bi thảm lớn – đặc biệt là một sự kiện liên quan đến nhiều tổn hại hoặc mạng người – hãy kiểm tra kỹ càng hoạt động Marketing của bạn. Nếu sự kiện đã từng gắn liền với việc mất mạng, hãy tiếp cận với sự nhanh nhạy hơn nữa.
Kết luận
Marketing không phải là một quá trình dễ dàng. Có một ranh giới nhỏ giữa việc nắm bắt xu hướng, thể hiện khiếu hài hước của thương hiệu với việc vượt qua ranh giới dẫn đến sự phẫn nộ của khách hàng.
Hãy đảm bảo:
- Nghiên cứu xu hướng trước khi cố gắng kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng.
- Biết rằng một thông điệp có thể bị hiểu theo một cách khác (tiêu cực hơn).
- Đọc lại các lời phát biểu từ người phát ngôn của bạn và đào tạo các nhà lãnh đạo của bạn sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.
- Đừng bao giờ sử dụng bi kịch của người khác để Marketing. Điều này sẽ giúp bạn có phong độ tốt hơn 10 thương hiệu được liệt kê ở trên.
Nguồn: Search Engine Journal
Xem thêm: Các xu hướng và kênh truyền thông mới nổi bạn nên biết