Các công ty Quảng cáo (Ad Agencies) đã không còn xa lạ gì với những sự gián đoạn (Disruption). Họ được các Thương hiệu yêu cầu giúp đỡ nhằm vượt qua những thay đổi trong Văn hoá, Kinh tế và Công nghệ. Ngày nay, nhiều người tự hào rằng mình là “Kẻ gây rối” (Disruptors) – người đã vượt qua được thời kỳ khó khăn và hướng đến trạng thái “Bình thường mới”.
Trong thời hiện đại, khi chúng ta phải đối mặt với đại Dịch Coronavirus, các Agency đang giúp các Thương hiệu làm quen với “Thực tế mới”. Với sự thay đổi nhanh chóng này, việc nắm rõ tình hình hiện tại đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với những nhà làm Chiến lược, điều này có nghĩa là thu thập chính xác Dữ liệu thời gian thực (Real-time Data). Bên cạnh đó, khám phá các xu hướng và hành vi mới. Đồng thời, tìm kiếm và tạo ra các quan điểm dựa trên Insight.
Gần đây, tôi có nói chuyện với 5 nhà Chiến lược và lãnh đạo Agency để biết họ đang áp dụng Insights về Chiến lược và Dữ liệu khác nhau như thế nào. Đồng thời, họ còn đưa ra lời khuyên cho các Thương hiệu trong bối cảnh hiện tại. Dưới đây là những chia sẻ của họ.
1. Tìm kiếm sự cân bằng giữa “bình thường” và “mới”
Khách hàng (Clients) đang cố gắng giữ quan điểm lâu dài của mình. Họ cố gắng hết sức để có thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, đây là tình huống mới đối với tất cả chúng ta. Một bên, Khách hàng bị kẹt giữa bộ phận Thu mua (Procurement) và Tài chính (Finance). Bên kia là các đối tác Agency của họ.
Trong những thời điểm không chắc chắn, lời khuyên của chúng tôi là hãy giữ mọi thứ ổn định nhất có thể. Qua việc điều chỉnh các bộ phận cần duy trì sự linh hoạt, Doanh nghiệp có thể tìm thấy sự cân bằng phù hợp giữa “bình thường” và “mới”. Điều này rất đáng hoan nghênh trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, nó cho phép bạn có khả năng thích ứng và đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh.
2. Giữ cho mọi thứ trôi chảy và các nhóm có thể cùng nhau sáng tạo
Với tốc độ thay đổi hiện nay, việc có được những Dữ liệu đáng tin cậy là rất khó. Chúng tôi đã thực hiện các Cuộc khảo sát định lượng (Quantitative Surveys) để nắm bắt Tâm lý của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi hoàn thành quá trình phân tích, chúng tôi cảm thấy nhiều phát hiện đã không còn phù hợp với bối cảnh thị trường.
Thay vào đó, chúng tôi quyết định đi thực tế theo phương pháp cũ. Đó là tiến hành phân tích mức độ phủ sóng của các phương tiện truyền thông. Đồng thời, quan sát trực tiếp những người mua hàng. Đơn giản là nói chuyện và đặt câu hỏi về những điều họ lo lắng và băn khoăn.
Mọi thứ trở nên ít liền mạch và trôi chảy hơn rất nhiều khi nói về các Chỉ thị (Briefings). Chúng tôi thật sự không đủ khả năng để phản ứng nhanh trước những thay đổi tâm lý của người dùng trong bối cảnh biến động hiện nay. Các Nhà lập kế hoạch (Planners) và các Nhà sáng tạo (Creatives) phải làm việc song song với nhau. Tuy nhiên, chúng tôi thấy được Tinh thần trách nhiệm cao trong việc xây dựng giá trị Thương hiệu lâu dài. Tôi tin rằng cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm cho nhiều Marketers thay đổi trong việc đặt lòng tin vào “Ngân hàng Tín thác” (Trust Bank).
3. Không có gì là hiển nhiên. Hãy tập trung vào các Xu hướng Vĩ mô
Hiện tại, Dữ liệu đang gặp một ít vấn đề về sự cố quá tải. Mọi người đều có quan điểm hoặc nghiên cứu mới cho riêng mình. Vì vậy, việc chọn lọc và tìm ra Dữ liệu và Insights có tác động là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, tôi quan tâm đến việc tìm kiếm các Xu hướng Vĩ mô. Bởi vì chúng có thể báo hiệu cho sự thay đổi tâm lý người tiêu dùng, điều kiện Kinh tế hoặc thói quen trong bối cảnh hiện tại.
Suốt thời gian đại Dịch hoành hành, các cuộc trò chuyện của chúng tôi với Khách hàng phải thay đổi hàng ngày. Mọi người đã có phản ứng đối với những khó khăn. Những gì chúng ta nên rút ra từ kinh nghiệm này là thế giới có thể thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, các Doanh nghiệp đủ nhanh nhẹn để hành động và phản ứng sẽ có khả năng phục hồi cao hơn.
Có rất nhiều suy đoán rằng sẽ có một “Làn sóng” thứ hai. Vì vậy, chúng ta không nên tiếp tục đưa ra các giả định. Thay vào đó, hãy chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho mọi thứ.
4. Sử dụng Cảm tính trong thời gian thực để hiểu người tiêu dùng
Dữ liệu thú vị nhất khi trở thành một công cụ để tìm hiểu về Văn hóa. Nó giúp tạo ra các công việc phù hợp và thu hút những người theo Hệ tư tưởng của Thời đại (The Zeitgeist). Trước mắt, chúng tôi sử dụng tính năng theo dõi Hành vi và Cảm xúc theo thời gian thực. Nó cung cấp những Phản ứng và Nhu cầu của người tiêu dùng được quan sát trong thời kỳ đại Dịch bùng phát.
Tuy nhiên, xa hơn thế, những cuộc khủng hoảng lớn đã để lại dấu ấn lâu dài trong Văn hóa tập thể. Các Chỉ số phân tích mới nổi về Xu hướng Văn hóa phụ và các cuộc trò chuyện ngoài lề là những điểm Dữ liệu có giá trị và manh mối. Nó chỉ ra những thay đổi Vĩ mô trong nền Văn hóa hậu đại Dịch.
Những mô hình Văn hóa mới này về cơ bản sẽ ảnh hưởng đến cách các Thương hiệu hành động và định vị trong tương lai.
5. Tập trung vào những Điều chỉnh nhỏ thay vì những Thay đổi lớn về Cấu trúc
Với sự Nhận thức sâu sắc, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các Marketers đã phản ứng với đại Dịch COVID-19 theo cách khá giống nhau. Họ sử dụng nhạc cụ Piano vui nhộn, Phim giả tư liệu thuộc thể loại Kinh dị (Found Footage) và những Tuyên bố ủng hộ. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã nhận ra. Chúng tôi đã cố gắng không rơi vào “cái bẫy” giống nhau đó.
Vì vậy, chúng tôi ưu tiên những Dữ liệu và Insights có thể mang lại Cách nhìn khác về cuộc khủng hoảng. Từ đó, chúng tôi có thể tìm thấy điều Khách hàng mong muốn mà không liên quan đến COVID. Sau tất cả, không ai trong chúng tôi dành 100% thời gian để nghĩ về đại Dịch. Ngay cả khi nó đang ở đỉnh điểm của sự gián đoạn và không chắc chắn.
Tất cả chúng ta đều có cùng một suy nghĩ từ 6 tháng trước. Vì vậy, các Nguyên tắc đằng sau những bản Tóm tắt (Briefs) và Chỉ thị (Briefings) đều không thay đổi. Tuy nhiên, Cơ chế của chúng thì có. Chúng tôi đã học cách trở nên cụ thể và chính xác hơn trong các bài Briefs bởi vì Giao tiếp phi ngôn ngữ (Nonverbal Communication) và Mức độ tập trung thấp trong các cuộc họp Trực tuyến.
Các Marketer giỏi nhất đang suy nghĩ và xem xét cách để họ có thể lạc quan trước những Khó khăn. Cho dù đó là tung ra các sản phẩm phù hợp với Nhu cầu mới, ưu tiên các phần khác nhau trong Danh mục đầu tư. Hay chỉ đơn giản là tập trung vào Quảng cáo khi đối thủ cắt giảm Ngân sách để cấp vốn cho tương quan Truyền thông (Share of Voice). Tên của “Cuộc chơi” này là ngắn gọn, sắc nét, súc tích và thông tin liên lạc cần tập trung vào hình ảnh, âm thanh và cảm giác khác nhau.
Nguồn: Search Engine Journal