Trong tháng Tự hào của cộng đồng LGBTQ+ (Pride Month), rất nhiều thương hiệu trên thế giới đã tận dụng cơ hội này để tôn vinh cộng đồng LGBTQ+.
Chiếm khoảng 5-10% dân số tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) (không tính đến Dân số “ẩn” (Hidden Population)), LGBTQ+ là một cộng đồng đang phát triển và cần được lắng nghe. Ngoài ra, mức chi tiêu hàng năm của họ trên toàn cầu được ước tính lên đến 3,7 tỷ đô la.
Dữ liệu Tìm kiếm (Search Data) cho thấy sự ưa thích các chủ đề liên quan đến LGBTQ+ được duy trì quanh năm. Không chỉ là nguồn thông tin hữu ích, Tìm kiếm (Search) còn gợi mở cơ hội cho các thương hiệu suy nghĩ đến việc cam kết lâu dài với cộng đồng LGBTQ+. Trên thực tế, các thương hiệu sẽ bị xem là thiếu thành thật khi chỉ xuất hiện trong Pride Month và không có cam kết lâu dài để hỗ trợ cộng đồng.
Xu hướng Tìm kiếm ở các quốc gia trong khu vực APAC cho thấy sự bền vững và có hệ thống trong các truy vấn về LGBTQ+
Khi nhìn vào Dữ liệu tìm kiếm và nói về cộng đồng LGBTQ+, những Insight độc nhất có thể được phát hiện để hỗ trợ các thương hiệu kết nối và truyền tải thông điệp đến mọi người. Đồng thời, hình thành sự bình đẳng và thực tế trong việc đại diện đối với khách hàng LGBTQ+ tại khu vực APAC.
1. Các tìm kiếm tiết lộ nhu cầu tiềm ẩn về kiến thức và sự hiểu biết
Thông thường, khi xem xét các xu hướng tìm kiếm, chúng tôi thấy được bằng chứng về sự quan tâm trực tuyến trong thế giới thực. Ví dụ, sự tăng trưởng của sở thích tìm kiếm Trà sữa trân châu trùng khớp với việc xếp hàng dài tại Gong Cha. Đôi khi, các tìm kiếm có thể tiết lộ những nhu cầu tiềm ẩn và riêng tư của con người. Đặc biệt, đó có thể là những chủ đề mà xã hội chưa công nhận hoặc thừa nhận.
Dữ liệu tìm kiếm cho thấy mọi người đang muốn hiểu hoặc kết nối với những người có trải nghiệm tương tự mình trong cộng đồng LGBTQ+. Ngoài ra, một lượng lớn khách hàng không thuộc cộng đồng cũng đang tìm cách để hiểu rõ hơn và cung cấp những hỗ trợ.
Ví dụ, chúng tôi nhận thấy các câu hỏi xác định định nghĩa đang gia tăng. Sở thích tìm kiếm đối với từ khoá:
- “LGBTQ là gì?” tại Malaysia đã tăng vọt hơn 450% trong 12 tháng qua
- “Bản dạng giới (Sexual Identity) là gì?” đạt mức cao nhất trong 5 năm qua tại Philippines và đạt mức cao nhất mọi thời đại trên toàn cầu vào tháng 11 năm 2020
- “LGBT と は 意味” (“LGBT có nghĩa là gì?”) tăng hơn gấp đôi trong 12 tháng qua tại Nhật Bản và đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 10 năm 2020
- “Rối loạn định dạng giới (Gender Dysphoria)” đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại tại Úc vào tháng 5 năm 2020
- “Toàn tính luyến ái (Pansexual) nghĩa là gì?” tại Úc tăng 130% trong 12 tháng qua
Đối với một số người, họ sử dụng công cụ Tìm kiếm để có thể tìm hiểu thêm về bản thân và nhân dạng của họ.
Các thương hiệu đã làm gì để giúp mọi người trong cộng đồng được hòa nhập?
Trong khi mọi người tích cực tìm kiếm các cách để cảm thấy được thấu hiểu. Nhiều thương hiệu cũng đã thể hiện sự tích cực và chân thành trong việc giúp mọi người cảm thấy được hòa nhập và hiểu rõ hơn về chính họ. Đồng thời, điều này cho phép bạn tiếp xúc với những hình mẫu khó tìm. Đó là việc sử dụng thương hiệu của bạn để khám phá những gì đã tồn tại. Sau đó, dùng thương hiệu của bạn như một nền tảng truyền tải thông điệp đó thay vì cố gắng hoặc ép buộc dựng nên một câu chuyện giả tạo.
Ví dụ, chiến dịch “ Trong sáng như tình yêu (Pure as love)” của Bhima Jewelry kể về câu chuyện có thật của một phụ nữ chuyển giới đầy kiêu hãnh. Cô đã có thể trở thành con người thật của mình nhờ sự ủng hộ của gia đình. Câu chuyện được kể rất đơn giản, nhạy cảm và tích cực. Các bình luận bên dưới Video thể hiện sự biết ơn của mọi người khi thấy thương hiệu kể về một câu chuyện chân thực mà họ có thể thấu cảm.
Làm sao để truyền cảm hứng cho mọi người thông qua các câu chuyện?
Bằng cách cung cấp một nền tảng mang lại tiếng nói đích thực cho nhiều hình mẫu LGBTQ+ hơn, bạn có thể truyền cảm hứng và bình thường hóa cho sự chấp nhận của mọi người thông qua các câu chuyện. Đồng thời, tạo ra một không gian an toàn để mọi người cởi mở trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm của họ.
Ví dụ, trong một hành động tìm hiểu nhỏ, Ngân hàng ANZ đã chọn tập trung vào việc có bao nhiêu người trong cộng đồng LGBTQ+ cảm thấy do dự khi nắm tay bạn đời của họ ở nơi công cộng. Chiến dịch “#HoldTight” năm 2018 cho thấy mọi người thường cảm thấy căng thẳng và sợ hãi như thế nào. Đôi khi, việc quyết định buông tay người bạn đời của họ còn dễ dàng hơn. Bằng một cuộc khảo sát, Ngân hàng ANZ cho thấy các thương hiệu và ngành công nghiệp có thể trở thành những “ứng cử viên sáng giá” cho sự thay đổi.
“Không thể tin được, với những giọt nước mắt, nhiều người sẽ không bao giờ hiểu được cảm giác khủng khiếp được miêu tả vô cùng hoàn hảo trong video này.” – Paul, người bình luận trên YouTube
2. Các tìm kiếm cho thấy sự khao khát được thuộc về, được hỗ trợ và lòng can đảm
Điểm độc đáo của không gian trực tuyến là nó không bị ràng buộc bởi các nền văn hóa và luật pháp trong thế giới thực. Mặc dù có thể bị lạm dụng, nhưng nó có khả năng mang lại một không gian kết nối và sự chấp nhận cho cộng đồng LGBTQ+ trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nó còn mở ra một kho tàng trải nghiệm rộng lớn cung cấp nguồn cảm hứng và lòng dũng cảm cho mọi người.
Nhiều người từ cộng đồng LGBTQ+ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nơi để thuộc về. Trong xã hội mà ở đó, các chuẩn mực văn hóa hoặc luật pháp không cho phép họ trở thành chính mình. Vì vậy, họ chuyển sang tìm kiếm những nơi mà họ có thể cảm thấy được chấp nhận và an toàn.
Trong 12 tháng qua, các tìm kiếm phổ biến nhất liên quan đến LGBTQ+ bao gồm:
- “Các địa điểm thân thiện với LGBT trong kỳ nghỉ” (Đài Loan)
- “Tư vấn LGBT ở gần tôi” (Úc)
- “Quần áo LGBT ở Úc”
- “Người đồng tính và cộng đồng LGBT thân thiện”
- “Phim LGBT của Ấn Độ”
Những người trong cộng đồng LGBTQ+ và đồng minh của họ đang tìm kiếm thông tin về cách nâng cao trải nghiệm cũng như nhận được sự hỗ trợ mà họ cần.
Mức độ quan tâm tìm kiếm từ khoá “Đồng minh LGBT” đã tăng cao nhất ở Philippines. Bên cạnh đó, các tìm kiếm liên quan đến việc trở thành đồng minh của cộng đồng LGBTQ+ ở Nhật Bản đã tăng cao nhất trong 12 tháng qua và đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Một trong những xu hướng gia tăng lớn nhất là mọi người đang tìm kiếm những ví dụ về trải nghiệm của người khác. Chúng giúp họ cảm thấy can đảm hơn để đối mặt với chính mình. Trong 12 tháng qua, sở thích tìm kiếm cho cụm từ “ Công khai xu hướng tính dục (Come out)” đạt mức cao nhất ở Đài Loan. Bên cạnh đó, năm 2020, người Úc chuyển sang tìm kiếm cho các câu hỏi như “làm thế nào để Come out” nhiều hơn bao giờ hết.
3. Đừng coi Pride Month như một thời điểm theo mùa
Giống như mọi người thường nói “mỗi ngày đều nên là Ngày của Mẹ”, Pride Month là cơ hội để các thương hiệu kỷ niệm và ủng hộ cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên, sự ủng hộ này cũng phải rõ ràng và hữu hình trong suốt thời gian còn lại của năm.
Mặc dù các sáng kiến cho sự đa dạng, công bằng và hòa nhập có ý nghĩa kinh doanh và Marketing tốt. Những sáng kiến này cần được tích hợp vào các giá trị cốt lõi và hiểu biết cơ bản về khách hàng của bạn chứ không phải được coi như một chiến dịch Marketing.
Hãy xem xét cách bạn sử dụng thương hiệu và nền tảng của mình để thể hiện sự ủng hộ. Đồng thời, bình thường hóa bất cứ điều gì bao gồm các sản phẩm và dịch vụ của bạn quanh năm.
Làm rõ lập trường trong giao tiếp, đảm bảo mọi người có thể cảm thấy an toàn và được chào đón, cả trực tuyến và ngoài đời thật. Một hành động đơn giản mà mọi thương hiệu có thể thực hiện là thêm thuộc tính “Thân thiện với LGBTQ+” và “Không gian an toàn cho người Chuyển giới” trên Google My Business.
Một cách khác là đưa những người trong cộng đồng LGBTQ+ vào các Chiến dịch mà không làm cho sự hiện diện của họ trở thành thông điệp chính. Ví dụ như Tinder đã sử dụng Mối quan hệ Đồng tính (A Gay Relationship) trong Chiến dịch “Boo/ #SwipeStories”.
Mặc dù hỗ trợ cộng đồng LGBTQ+ là việc cần làm nhiều hơn là cân nhắc, nhưng hãy đảm bảo rằng bất kỳ hành động nào của bạn đều được thực hiện một cách xác thực và lâu dài. Đồng thời, trở thành một phần trong các giá trị thương hiệu và kế hoạch truyền thông của bạn.
Nguồn: Search Engine Journal