Nhiều tháng qua, chúng tôi đã tìm hiểu cách mọi người hoà hợp với cuộc sống thông qua việc xem Video trực tuyến trong thời kỳ đại Dịch. Từ việc tìm ra những phương pháp để kết nối với mọi người đến cách tái tạo các hoạt động mà họ thường thuê ngoài (Outsource). Chúng tôi thấy được mọi người đã sử dụng YouTube để đối mặt và thích nghi với cuộc sống ở nhà.
Nếu cuộc khủng hoảng COVID-19 diễn ra thêm vài tháng nữa, những hành vi mới sẽ tiếp tục xuất hiện. Đó không còn đơn giản là giải quyết các vấn đề thiết yếu hàng ngày. Từ những buổi hòa nhạc, Video phát trực tiếp đến nghi lễ tôn giáo, mọi người đang sử dụng YouTube làm cầu nối để thể hiện mong muốn ra ngoài của họ lên mạng.
Dưới đây là 3 cách mà mọi người sử dụng Video trực tuyến để trải nghiệm những điều họ yêu thích trong thời kỳ đại Dịch.
1. Tận hưởng nghệ thuật
Mùa lễ hội âm nhạc năm nay đã bị hủy hoặc hoãn lại để hạn chế sự lây lan của Coronavirus. Gần như ngay lập tức, các buổi phát trực tiếp xuất hiện trên toàn châu Á. Chúng giống như một biện pháp kỹ thuật số dùng để thay thế và xoa dịu sự thất vọng trong người hâm mộ. Đồng thời, nâng cao tinh thần và giúp mọi người có thể thưởng thức âm nhạc yêu thích.
Tuy nhiên, một số nghệ sĩ đã có bước tiến xa hơn. Họ sử dụng YouTube và tài năng nghệ thuật của mình để gây quỹ cho những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại Dịch. Vào ngày 30 tháng 4, hàng trăm nghìn người xem trực tiếp ở Ấn Độ đã theo dõi buổi phát trực tiếp One Nation India. Đó là một sự kiện trực tuyến quy tụ những nhà sáng tạo, nhạc sĩ, vận động viên thể thao và nghệ sĩ nổi tiếng trên YouTube để gây quỹ cho PM CARES, một quỹ từ thiện cộng đồng cứu trợ COVID-19. Chương trình Marathon kéo dài 11,5 giờ gồm các hoạt động: ca hát, nhảy múa và nấu ăn, đạt 18,4 triệu lượt xem. Các buổi hòa nhạc trực tuyến tương tự nhằm gây quỹ và nâng cao nhận thức đã xuất hiện trên toàn châu Á, bao gồm One Love Asia và Asia Rising Forever.
Phát trực tiếp đã trở thành giải pháp mặc định để giúp mọi người thể hiện mong muốn ra ngoài của mình trên nền tảng trực tuyến. Đồng thời, họ cũng có thể tham dự các sự kiện trong khi giãn cách xã hội. Cho dù đó là âm nhạc, sân khấu hay phim ảnh. Tại Hàn Quốc, MBC – một trong những đài truyền hình lớn nhất – đã chuẩn bị một buổi hòa nhạc tại nhà với sự góp mặt của nghệ sĩ ZICO.
Tương tự, người hâm mộ có cơ hội trải nghiệm trực tuyến các buổi hòa nhạc của BTS, có tên là “Bang Bang Con”, thay cho chuyến lưu diễn bị hoãn. Các buổi hòa nhạc trực tuyến được phát cùng ngày vì buổi biểu diễn ở Seoul bị hủy. Ngoài ra, người hâm mộ có thể xem miễn phí các buổi hòa nhạc trước đó của BTS trên YouTube. Buổi hòa nhạc trực tuyến kéo dài hai ngày đã thu về hơn 50 triệu lượt xem.
Tại Nhật Bản, hãng phim Shochiku, sở hữu một rạp hát Kabuki (một dạng kịch truyền thống của Nhật Bản), lần đầu tiên công chiếu các tiết mục Kabuki đã quay mà không có khán giả – với số lượng hạn chế trên YouTube. Thay vì kết nối trực tiếp với khán giả, nhà hát đã giới thiệu “Kabuki Talk Sessions” với các nghệ sĩ để mang đến trải nghiệm xem chuyên sâu hơn cho những người xem tại nhà. Bên cạnh đó, các sự kiện cũng được chuyển sang Phát trực tiếp. Là một trong những giải thưởng điện ảnh uy tín nhất châu Á, Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông, đã phát trực tiếp buổi lễ lần thứ 39 của họ. Không còn để giải trí, đài ABC ở Úc đã kỷ niệm Ngày ANZAC trực tuyến bằng các Dịch vụ phát trực tiếp để mọi người bày tỏ lòng kính trọng ngay tại nhà.
Không chỉ có các tổ chức nổi tiếng cung cấp các sản phẩm âm nhạc và những buổi trình diễn nghệ thuật trực tiếp. Từ ngày 15 tháng 3, hơn 1.500 video có từ khoá “dàn hợp xướng ảo (Virtual Choir)” trong tiêu đề được tải lên YouTube, thu về hơn 9 triệu lượt xem. Lấy Voices of Singapore làm bằng chứng. Bài trình diễn bài hát được yêu thích nhất tại Singapore, “Home”, đã trở nên sống động nhờ các thước phim của hơn 900 người trên 26 quốc gia cùng nhau hát trực tuyến. Tương tự, các nhà sáng tạo ở Ấn Độ đã kỷ niệm Ngày quốc tế Khiêu vũ bằng cách quay phim họ nhảy tại nhà riêng với cùng một bài hát. Sau đó, chỉnh sửa cảnh quay cùng nhau để tạo thành một video dài 4 phút và thu về hơn 2,5 triệu lượt xem.
2. Luôn giữ vững niềm tin
Những hạn chế trong việc tụ tập đông người có tác động đáng kể đến cách thức và địa điểm mà mọi người thờ phượng và thực hành tâm linh. Khi các nhà thờ, đền thờ và thánh đường Hồi giáo trên toàn thế giới đóng cửa, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo đã sử dụng dịch vụ trực tuyến để tiếp tục kết nối với các tín đồ trong thời gian giãn cách. Đặc biệt, các tín đồ đã chấp nhận cách tiếp cận kỹ thuật số mới này.
Ví dụ, trong tháng 3, khi Giáo hoàng Phanxicô bắt đầu phát trực tiếp Thánh lễ từ Vatican. Công ty Truyền hình Catholic TV tại Hàn Quốc đã phát trực tiếp các buổi lễ bằng tiếng Hàn và thu được hơn 400.000 lượt xem. Tại Philippines, người dân cũng đã tham dự Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh trực tuyến. Tương tự, ở Thái Lan, các buổi cầu nguyện của Phật giáo được phát trực tiếp để giúp mọi người cầu nguyện trong khi giãn cách xã hội.
Vào tháng 4, tháng Ramadan (lễ đặc biệt của người Hồi giáo) đã mang lại sự quan tâm mới cho mọi người về cộng đồng Tôn giáo. Ở Ấn Độ, mọi người chia sẻ thói quen trong tháng Ramadan của họ khi COVID-19 hoành hành. Với các Video ăn sáng và tối cùng bạn bè đang trở nên phổ biến ở Indonesia. Ở Malaysia, Nhà thờ Hồi giáo Quốc gia (Masjid Negara) đã cho phát sóng buổi cầu nguyện hằng đêm, cho phép mọi người cùng nhau cầu nguyện tại nhà. Khi tháng ăn chay kết thúc, các nghệ sĩ ở Ấn Độ đã ăn mừng bằng một bài hát gốc và đạt hơn 2 triệu lượt xem.
3. Kết nối bằng những sở thích chung
Cơ hội để trải nghiệm và kết nối với những người có chung sở thích đã biến mất trong đại Dịch này. Cho dù đó là câu lạc bộ đọc sách, lớp học nấu ăn hay việc tìm hiểu văn hóa cà phê. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy người xem có xu hướng sử dụng YouTube như một giải pháp thay thế tạm thời.
Cách mà mọi người có thể kết nối với những cộng đồng cùng chí hướng là thông qua các Video “Ngày trong đời (Day in the Life)”. Chúng cho phép tất cả mọi người từ sinh viên Đại học, người nổi tiếng và thậm chí là những người hưu trí chia sẻ về một ngày điển hình của họ. Số lượt tải lên của thể loại này đã tăng hơn 85% kể từ ngày 15 tháng 3 so với đầu năm. Vì các hạn chế về giãn cách xã hội đã được áp dụng, chúng tôi thấy được một hành vi hàng ngày mới trong tình trạng cách ly đã nổi lên. Các Video có tiêu đề chứa từ khóa “ngày trong đời” và “cách ly” đã vượt qua cột mốc 100 lượt tải lên hàng ngày vào ngày 21 tháng 3.
Khi chúng tôi dần làm quen được cách sống và làm những việc mình yêu thích, Video trực tuyến đã nổi lên như một nguồn tài nguyên để duy trì niềm đam mê. Cho dù là thưởng thức buổi biểu diễn hợp xướng ảo, chia sẻ bữa ăn cùng nhau hay kết nối để cầu nguyện mỗi ngày, Video đã giúp một thế giới đang bị giãn cách cảm thấy bớt bị hạn chế hơn một chút.
Nguồn: Search Engine Journal