Năm 2021, Ấn Độ đạt giá trị lên đến 2.77 tỷ đô la và trở thành một trong những thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) lớn nhất thế giới. Trong hai đến ba năm gần đây, tổng đầu tư cho Digital Ad ở Ấn Độ tăng gấp 5 lần. Bên cạnh đó, khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các thương hiệu đã đầu tư nhiều hơn vào các định dạng quảng cáo khác nhau.
Tầm quan trọng của Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)
Display Advertising không chỉ tiết kiệm chi phí so với các loại quảng cáo in ấn (Print) mà còn cho phép các nhà quảng cáo tạo ra những trải nghiệm trực tuyến hấp dẫn. Đặc biệt, chúng tồn tại ở mọi hình dạng và kích thước nên có thể dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng.
Để trở nên nổi bật, các thương hiệu ở Ấn Độ ngày càng sáng tạo với nhiều định dạng quảng cáo mới trên Display & Video 360. Dưới đây là cách mà Samsung Ấn Độ, OnePlus và Oppo sử dụng các công cụ kỹ thuật số mới nhằm xây dựng trải nghiệm trực tuyến hấp dẫn:
1. Thiết kế quảng cáo tương tác bằng 3D Swirl
Swirl là một định dạng hiển thị 3D nhập vai được thiết kế cho web di động. Nó biến quảng cáo thành giao diện tương tác, vì vậy, người mua hàng sẽ dễ dàng nắm bắt và Marketers có thể hiểu rõ hơn về những điều mà người dùng quan tâm khi đưa ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, Display & Video 360 sẽ giúp thương hiệu nổi bật hơn giữa muôn trùng Digital Advertising khác.
Ngay khi Samsung Ấn Độ ra mắt dòng Galaxy Note 20 vào tháng 2 năm 2020, Ấn Độ đã phải trải qua một loạt các đợt giãn cách do Đại dịch vào tháng 3. Đáng chú ý, việc ghé thăm cửa hàng vốn là trải nghiệm thiết yếu khi mua một sản phẩm cao cấp như Galaxy Note 20 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong số những người tiêu dùng cao cấp ở Ấn Độ, họ ưu tiên các tính năng và thông số kỹ thuật hơn giá cả. Vì vậy, họ xem trải nghiệm sản phẩm là một phần quan trọng trong quyết định mua hàng của mình.
Mặc dù người tiêu dùng có thể thực hiện nghiên cứu trực tuyến nhưng ¾ người ở Ấn Độ chọn mua điện thoại thông minh trực tiếp tại cửa hàng. Điều này đã đặt ra thách thức lớn cho Samsung Ấn Độ, công ty phải không ngừng tìm cách sáng tạo để truyền đạt thông tin các tính năng của chiếc điện thoại cao cấp này đến với khách hàng.
Điểm thu hút chính của Galaxy Note 20 là thiết kế bóng bẩy của nó. Để thuyết phục khách hàng hoàn tất giao dịch mua hàng trực tuyến, Samsung Ấn Độ cần tạo được trải nghiệm tương tác để giới thiệu các tính năng của điện thoại.
Vì định dạng hiển thị của 3D Swirl đáp ứng được thao tác cuộn của người dùng, nó cho phép khách hàng tương tác với điện thoại ngay bên trong quảng cáo. Người dùng có thể phóng to, thu nhỏ và xoay thiết bị để xem sản phẩm từ mọi góc độ.
Thử nghiệm kéo dài 4 ngày đã giúp Samsung Ấn Độ trở nên nổi bật hơn so với các quảng cáo khác. Đặc biệt, họ đã tiếp cận được 6,75 triệu người dùng với tần suất trung bình mỗi người 3 lần truy cập. Hơn nữa, với 300 giờ tương tác, quảng cáo cũng đạt được tỷ lệ tương tác cao hơn gấp 6 lần so với điểm chuẩn của ngành.
2. Trò chuyện thực tế với khách hàng bằng Tiếp thị đàm thoại (Conversational Ads)
Bên cạnh việc nêu bật được các tính năng và thông số kỹ thuật, Conversational Ads còn tạo trải nghiệm tương tác để hướng dẫn người dùng trong suốt quá trình mua hàng. Đặc biệt là đối với các giao dịch giá trị, nó giúp thương hiệu của bạn luôn giữ được sự quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.
OnePlus Ấn Độ đã có hai mục tiêu khi cho ra mắt mẫu điện thoại OnePlus 8T. Đầu tiên là giới thiệu các tính năng mấu chốt của thiết bị. Thứ hai là tìm hiểu những điều thú vị nhất mà người tiêu dùng cảm nhận về thiết bị. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, nhóm quyết định tận dụng Conversational Ads có sẵn trên Display & Video 360.
Conversational Ads có thể giúp người dùng cá nhân hóa sản phẩm dựa trên sở thích. Vì vậy, OnePlus đã tạo ra một loạt các cuộc trò chuyện để thông báo với mọi người về chức năng mới của OnePlus 8T. Từ đó, họ có thể giới thiệu các tính năng phù hợp nhất với từng cá nhân.
Vì vậy, việc thúc đẩy mức độ tương tác được thực hiện trong thời gian giới thiệu dòng sản phẩm mới. Sau đó, bằng cách phân tích câu hỏi và câu trả lời của người dùng, thương hiệu có thể xác định tính năng nào phù hợp nhất với từng khách hàng.
Để hiểu rõ hơn những gì người tiêu dùng mong muốn từ một thiết bị, OnePlus Ấn Độ đã sử dụng Conversational Ads để tạo một cuộc thi đặt câu hỏi. Từ đó, thương hiệu thu thập được các thông tin chi tiết về sở thích của mọi người, chẳng hạn như hiệu suất chơi game mạnh mẽ hay thời lượng pin tốt hơn. Bên cạnh đó, những thông tin này có thể được chuyển trở lại thành quảng cáo và phát triển sản phẩm.
Chiến dịch này là lần đầu tiên OnePlus tập trung vào việc quảng bá trang web riêng của mình. Nhờ vậy, doanh số bán hàng tăng vọt và tiềm năng đẩy mạnh doanh thu từ các kênh khác được làm nổi bật.
Thương hiệu nhận thấy thời gian khách hàng truy cập trang web tăng 36%, số phiên của mỗi người dùng tăng 12% và tăng gấp 5 lần tỷ lệ nhấp vào quảng cáo (sử dụng điểm chuẩn RichMedia).
3. Cá nhân hóa trên quy mô lớn: Mục tiêu tự động hoá theo ngôn ngữ cụ thể
Quảng cáo bằng ngôn ngữ địa phương (Local Language Ads) đã rất thành công trong những năm qua vì chúng phù hợp, được cá nhân hóa và trở nên hấp dẫn hơn. Mặc dù không tốn kém, việc tạo nội dung có thể hơi khó khăn vì mất thời gian cho các bản dịch để hiểu đúng sắc thái. Bên cạnh đó, tự động hóa giúp Marketers làm việc trên quy mô lớn có thể cung cấp quảng cáo phù hợp vào đúng thời điểm cho đúng khách hàng.
Local Language Ads được chứng minh là giúp thúc đẩy mức độ tương tác cao hơn trên quy mô lớn ở Ấn Độ. Vì vậy, khi Oppo chạy chiến dịch Onam vào tháng 8 năm 2020, nhóm Marketing đã đầu tư vào việc gửi gắm thông điệp bằng ngôn ngữ địa phương (Local Language Messaging) trên quảng cáo của họ.
Đặc biệt, mùa lễ hội kéo dài bốn tháng ở Ấn Độ là khoảng thời gian ăn mừng, mua sắm và cũng là thời điểm nhiều người muốn nâng cấp thiết bị điện thoại thông minh của họ.
Khi mọi người sử dụng mạng trực tuyến, Display & Video 360 có thể phát hiện ngôn ngữ và cung cấp quảng cáo tiếng Anh hoặc tiếng Malayalam bằng cách sử dụng mục tiêu ngôn ngữ nâng cao (Advanced Language Targeting).
Việc nhắm mục tiêu này cho phép Oppo tiếp cận khách hàng của mình trên các trang web bản ngữ khác nhau, tăng tỷ lệ nhấp (CTR) lên gấp 3 lần cho quảng cáo bằng ngôn ngữ địa phương. Hơn nữa, chi phí mỗi CTR thấp hơn 82% và CPM thấp hơn 44% so với quảng cáo tiếng Anh thông thường.
Hiện nay, các thương hiệu có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng quảng cáo thú vị và có giá trị đối với mọi người. Với các công cụ mới của Display & Video 360, thương hiệu có thể cá nhân hóa trải nghiệm theo sở thích từng cá nhân.
Bên cạnh đó, họ còn dễ dàng kết nối với những người nói các ngôn ngữ khác nhau trên quy mô lớn. Hãy tạo lợi thế cho truyền thông và tiếp cận khách hàng của bạn theo những cách sáng tạo với công nghệ quảng cáo mới nhất.
Nguồn: Search Engine Journal